Quy định trong luật pháp Tỉnh (Việt Nam)

Phân cấp hành chính Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Cấp hành chính

  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[4], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xãthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành , thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[5]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, tỉnh nằm ở cấp hành chính thứ nhất trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[1] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 1, Mục 1: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một tỉnh cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 1. Tiêu chuẩn của tỉnh

1. Quy mô dân số:

a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;

b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên:

a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km² trở lên;

b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km² trở lên.

3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất 01 thành phố hoặc 01 thị xã.